Đừng lo lắng! Hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết phiền muộn này qua bài viết dưới đây 👇
Kỹ sư xây dựng là một trong những nghề đóng vai trò quan trọng ở bất cứ thời đại nào. Bởi bạn chính là những người giám sát thực hiện và tiến hành thi công các dự án. Do đó, nhu cầu công việc không bao giờ bị giới hạn. Tuy nhiên, dành được vị trí mà bạn mong muốn hay không, không chỉ nằm ở kiến thức và kỹ năng, mà còn do cách thể hiện bản thân qua CV Kỹ sư xây dựng của mình.
Nếu bạn không biết cách trình bày CV sao cho thẩm mỹ, hãy xem các mẫu CV kỹ sư đã được thiết kế sẵn dành riêng cho bạn thông qua mẫu cv để có được lựa chọn đúng đắn cho mình nhé!
Còn bây giờ, hãy cùng xem từng bước tạo CV ngành xây dựng cho ứng viên như thế nào nhé!
Mục lục
Ví dụ về CV kỹ sư xây dựng
Sinh viên
0986369807
trungkientr.work@gmail.com
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Linkedin.com/in/trungkientr
Tóm tắt chuyên môn
Thực tập sinh kỹ sư xây dựng với kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt. Cộng tác với nhân viên, bao gồm người quản lý để trao đổi thông tin phức tạp về kỹ thuật, quy trình thi công, giúp tăng 25% hiệu quả trong tốc độ thi công và sử dụng nhân lực. Có kỹ năng kiểm tra và báo cáo tiến độ công trình và ước tính chi phí vật liệu.
Kinh nghiệm làm việc
Công ty CP Xây dựng Công nghiệp NANOMEX
Thực tập sinh Quản lý dự án
Tháng 12/2019
- Cắt giảm tổng chi tiêu 20% bằng cách thương thuyết với các nguồn cung chất lượng và giảm chi phí nguyên vật liệu
- Nghiên cứu các bản vẽ và hỗ trợ xây dựng biện pháp thi công để đảm bảo không sai sót trong quá trình thi công.
- Thực hiện báo cáo định kỳ với cấp trên về tiến trình công việc và tình hình về nhân công, máy móc, thiết bị và vật liệu..
Công ty CP Mozic
Thực tập sinh Kỹ sư xây dựng
Tháng 6/2018 – Tháng 10/2019
- Thực hiện các nghiên cứu về hồ sơ pháp lý của các công trình thi công
- Kiểm duyệt và thực hiện báo cáo số lượng trong kho
- Hỗ trợ kiểm soát và giám sát kế hoạch thi công.
Giáo dục
Sinh viên chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Trường Đại học Xây dựng
2016 – 2020
Hoạt động ngoại khoá
Thành viên CLB Máu NUCE
Chứng chỉ
Chứng nhận Sinh viên 5 tốt cấp thành phố Hà Nội
Cách viết CV kỹ sư xây dựng
Dù bạn có phải Kỹ sư hay không, trong CV xin việc đều có cấu trúc cơ bản, để đảm bảo những điểm nổi bật của bạn được thể hiện trước mắt của nhà tuyển dụng, góp phần giúp bạn chiến thắng các ứng viên khác trong quá trình lọc CV.
Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong việc tạo CV, hãy truy cập ngay vào đường link này để có cái nhìn trọn vẹn về ví dụ về CV xin việc cho rất nhiều ngành nghề khác. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết đầy đủ về trình tự viết CV sinh viên đang tìm kiếm việc làm để đảm bảo không một thông tin quan trọng nào bị bỏ qua.
Tiêu đề và thông tin đạt chuẩn
Thực tập sinh Giám sát thi công
0872592003
tuandung.hn@gmail.com
Hà Nội, Việt Nam
Linkedin.com/in/tuandung
Tiêu đề và thông tin chưa đạt chuẩn
Thực tập sinh Giám sát thi công
0872592003
dungdeptrai@gmail.com
Số 42, đường Phạm Văn Đồng
Hà Nội, Việt Nam
Linkedin.com/in/dungphamdeptrai
Các kỹ sư có nên đưa một bức ảnh vào CV?
Các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm đều thêm một bức ảnh vào trong một bản CV. Đây là một cách để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng trong ngành xây dựng . Tuy nhiên, hãy đảm bảo đó là bức ảnh thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp. Khuyến khích ảnh chân dung mà các bạn đã chụp với bố cục hài hoà.
Kinh nghiệm chuyên môn: cách ghi vào CV xin việc kỹ sư xây dựng
Trong phần này, yêu cầu của CV trong lĩnh vực xây dựng hay bất cứ các ngành nghề khác đều cần sự tỉ mỉ và chỉn chu. Bạn cần liệt kê những điểm mạnh và công việc công việc chuyên môn trước đó để nhà tuyển dụng dễ dàng chọn lọc những ý chính liên quan đến lĩnh vực tuyển dụng hoặc vị trí công việc.
Để tạo CV xây dựng, các ứng viên có thể bắt đầu với việc làm hiện tại rồi đến các vị trí trước đó. Hãy trình bày kinh nghiệm chuyên môn làm việc trong CV của mình một cách thông minh để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người như thế nào. Bạn có thể sử dụng các công cụ đầu dòng để liệt kê một vài hoạt động của các bạn tại những vị trí đã và đang làm việc, kèm số liệu thực tế để chứng minh giá trị bản thân.
Nếu bạn là kỹ sư thiếu kinh nghiệm làm việc trong mảng xây dựng thì chỉ cần tập trung vào các kĩ năng của bản thân cũng như kiến thức, các hoạt động nổi bật, nhấn mạnh mục tiêu nghề nghiệp hay chứng chỉ hoặc thành tích nổi bật. Tuy nhiên, chỉ trình bày những gì phù hợp với yêu cầu công việc để đưa vào CV xin việc kỹ sư. Bạn cũng có thể dễ dàng tham khảo các mẫu CV miễn phí dành cho các ngành nghề khác tại đây.
Ví dụ
Kỹ sư xây dựng
Tháng 12/2018 – 12/2019
- Thực hiện tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu và lên kế hoạch thu mua và sử dụng nguyên vật liệu.
- Thực hiện kiểm soát, đánh giá và báo cáo tiến độ thi công công trình
- Thực hiện đảm bảo an toàn công trường, tránh tai nạn và phòng tránh cháy nổ
Giáo dục và cách bao gồm nó
Trình độ giáo dục là một phần quan trọng khi viết CV xin việc cũng như trong yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hầu hết các công việc đều cần bằng cử nhân, vì vậy hãy liệt kê vào CV công việc làm thêm nếu có nhé! Bằng thạc sĩ sẽ giúp bạn có cơ hội trúng tuyển cao hơn, đặc biệt nếu phần lớn các CV xin việc kỹ sư xây dựng không có bằng cấp này.
Điều quan trọng là phải liệt kê trình độ học vấn một cách chính xác để đảm bảo người quản lý tuyển dụng dễ dàng quan sát. Rất đơn giản: Tên bằng cấp, tên trường học và năm hoàn thành. Nếu bạn có bằng Thạc sĩ, bạn có thể bỏ qua Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ví dụ
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Tháng 7/2000
Cử nhân ngành Kỹ thuật xây dựng
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Tháng 7/2002
Kỹ năng trong CV kỹ sư xây dựng
Trong ngành xây dựng, việc các kỹ sư xây dựng đảm bảo những kỹ năng cơ bản là tối quan trọng cho bất kỳ ứng viên nào. Hãy đảm bảo rằng trong CV xin việc của bạn có đầy đủ những kỹ năng mà một vị trí trong ngành xây dựng cần có. CV xây dựng nên có kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những khả năng cụ thể dành riêng cho công việc và có thể học được thông qua giáo dục hoặc nhiều năm thực hành. Mặt khác, kỹ năng mềm lại là đặc điểm thể hiện tính cách của bạn và cách bạn tương tác với mọi người trong môi trường xã hội.
Kỹ năng cứng
- Đọc bản vẽ
- Lập hồ sơ dự thầu
- Thực hiện dự toán
- Lập hồ sơ quyết toán xây dựng
- Thiết kế
- Sử dụng thành thạo phần mềm trong ngành xây dựng
- Sử dụng thành thạo máy tính
- Ngoại ngữ
Kỹ năng mềm
- Tư duy phản biện
- Lên kế hoạch
- Quản lý thời gian
- Tổ chức
- Lãnh đạo
- Giao tiếp
- Xử lý vấn đề
- Thuyết phục
Sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp: làm thế nào để viết nó đúng cách
Các nhà tuyển dụng ngành xây dựng sẽ chú trọng cách bạn trình bày phần CV này của mình. Các Kỹ sư xây dựng có thể tóm tắt những việc làm, dự án, hoặc thành tựu đạt được với nhà tuyển dụng.
Các phần bổ sung cho CV kỹ sư xây dựng của bạn
Khi tạo CV trong lĩnh vực này, bạn nên thêm vào những phần bổ sung nhưng không kém quan trọng để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.
Kỹ năng tin học
Không chỉ yêu cầu kỹ năng tin học văn phòng, một CV xin việc kỹ sư xây dựng cần đảm bảo bao gồm việc sử dụng thành thạo các ứng dụng trong ngành xây dựng như GXD, AutoCAD,…
- Chứng chỉ tin học MOS
- Chứng chỉ tin học IC3
Ngôn ngữ
Nếu môi trường công việc của vị trí ứng tuyển có những yêu cầu nhất định đối với trình độ ngoại ngữ của bạn, hãy trình bày các chứng chỉ trong CV xây dựng của bản thân để trở nên nổi bật hơn. Lưu ý, bạn chỉ cần thêm vào khi nhà tuyển dụng yêu cầu.
- Chứng chỉ N2 Tiếng Nhật
- Chứng chỉ IELTS 7.5
- Chứng chỉ HSK 5 Tiếng Trung
Note: Hãy đọc kỹ mô tả nghề nghiệp để tránh tình huống thêm những sở thích không cần thiết vào một bản CV xin việc cho ngành xây dựng. Bạn hãy đảm bảo rằng chỉ nên thêm khi thật cần thiết!
Ấn phẩm
Các bạn biết không, không phải sinh viên nào trong quá trình học cũng có kỹ năng thiết kế những ấn phẩm đẹp và thậm chí có tính khả thi trong việc ứng dụng vào công trình. Vì lí do đó, nếu bạn đã thành công tạo ra ấn phẩm xây dựng thì có thể gắn kèm đường dẫn vào trong CV ngành xây dựng của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chắc chắn họ sẽ bị thu hút bởi việc làm đó của bạn!
Mẹo để cải thiện sơ yếu lý lịch kỹ sư của bạn
Hãy đọc kỹ một số lưu ý dưới đây để cải thiện cách xây dựng CV xin việc kỹ sư của mình nhé!
- Sử dụng các từ chỉ hành động và các từ khóa có liên quan để giúp CV ngành xây dựng “đánh bại” hệ thống theo dõi ứng viên.
- Chọn định dạng và bố cục chính xác thể hiện tốt nhất trình độ.
- Đánh giá đúng thành tích bản thân.
- Cá nhân hóa chức danh công việc để phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.
- Sử dụng các gạch đầu dòng để cho nhà tuyển dụng không bỏ sót thông tin quan trọng trong CV xây dựng của mình.
- Soát lại CV để đảm bảo không có bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào.
Tóm tắt: những điểm chính khi viết hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng
- Kiểm tra thông tin cá nhân trong phần tiêu đề trước khi gửi để đảm bảo không sai sót.
- Cấu trúc CV xin việc kỹ sư xây dựng nên có phần tiêu đề, phần tóm tắt / mục tiêu lý lịch, phần kinh nghiệm làm việc, phần giáo dục, phần kỹ năng và một phần bổ sung (ngôn ngữ, kỹ năng máy tính và chứng chỉ, thành tích, công việc tình nguyện và sở thích)
- Bố cục của sơ yếu lý lịch của bạn phải dễ đọc và dễ hiểu, và độ dài nên là một trang.
Bổ sung CV của bạn với một lá thư xin việc
Đơn xin việc của một kỹ sư xây dựng chưa thể hoàn thiện nếu không trình bày thư xin việc trừ khi nhà tuyển dụng không yêu cầu. Nội dung thư cho phép ứng viên chia sẻ thêm về trải nghiệm bản thân, kĩ năng và thành tích trong thời gian qua cũng như cho thấy mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đã đặt ra phù hợp với mục tiêu của công ty như thế nào.
Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ các mẫu thư xin việc để hoàn thiện đơn xin việc nhé!
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |