Cách viết đơn xin việc của kỹ sư để trúng tuyển vị trí tốt

Xã hội ngày càng phát triển hơn, các tòa nhà chọc trời cũng như nhu cầu có nhà đẹp để ở cũng tăng cao. Chính vì vậy, ngành xây dựng cũng đang rất phát triển.

Định dạng :
Kích cỡ :
Tùy chỉnh :
Word (Microsoft)
A4
Đúng

Mẫu đơn xin việc của kỹ sư xây dựng

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————


ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi:
Bộ phận Tuyển dụng Công ty Xây Dựng Hoàn Anh
Tên tôi là:
Nguyễn Trung Kiên
Sinh ngày:
8/71988
CMND/CCCD số:
0123456789012
Hộ khẩu thường trú:
Phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
Trình độ học vấn:
Đại học
Chuyên ngành:
Kỹ thuật xây dựng
Loại:
Giỏi
Điện thoại:
0911123393
Email:
trungkien@gmail.com

Vào ngày 15/6/2022 vừa qua, tôi có tìm đọc và thấy quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí Kỹ sư xây dựng. Nay, tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí công việc đó kèm với một số giấy tờ xin việc trong bộ hồ sơ đính kèm, mong quý công ty xem xét.

Đôi nét về kinh nghiệm của bản thân tôi: Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, tôi đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty TNHH Cát Mai và 6 năm kinh nghiệm làm việc tại Công trường ABC.

Với hơn 11 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng, tôi có cơ sở kiến thức vững chắc để quản lý các công trình hạ tầng, nhà ở, cũng như chịu trách nhiệm tư vấn các vấn đề kỹ thuật cho nhà ở, trường học, công ty và cao ốc.

Tôi có thể làm việc trong môi trường áp lực cao và có thể quản lý, đôn đốc đội nhóm công nhân nhỏ. Tôi thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm trong ngành xây dựng như AutoCad 2D&3D, SAP, SACS, STAAD PRO, vân vân.

Tôi là người có trách nhiệm với dự án, tỉ mỉ và yêu nghề. Tôi có khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản khi cần thiết. Vui lòng xem qua những giấy tờ trong bộ hồ sơ của tôi để nắm rõ chi tiết các dự án tôi đã góp mặt.

Với đam mê của một người kỹ sư xây dựng, tôi có mong muốn được cống hiến cho một công ty chuyên nghiệp, có cơ hội học hỏi thêm các kiến thức để thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Rất mong được gặp gỡ quý công ty để trao đổi rõ hơn về công việc!

Trân Trọng.
TPHCM, ngày 17 tháng 6 năm 2022
Người làm đơn
Nguyễn Trung Kiên

Vị trí kỹ sư xây dựng trong một công ty cũng rất quan trọng và được chọn lọc rất kỹ. Là một kỹ sư xây dựng, bạn không chỉ cần phải có kiến thức tốt mà còn phải rất đam mê với nghề.

Khi đi xin việc chuyên ngành kỹ sư xây dựng, ngoài viết cách viết CV cho kỹ sư thì bạn cũng cần nắm rõ cách viết đơn xin việc của kỹ sư để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Tại Mẫu CV, chúng tôi đã có mẫu CV kỹ sư đúng chuẩn để bạn tham khảo. Và bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết thư xin việc ngành kỹ sư qua bài viết sau đây.


đơn xin việc của kỹ sư

Đơn xin việc của kỹ sư xây dựng bao gồm những gì?

Để viết đơn xin việc, bạn cần nắm rõ cấu trúc chung của một lá thư xin việc, rồi sau đó sẽ phát triển thành từng phần hoàn chỉnh.

Cụ thể hơn, đơn xin việc sẽ thường có những phần sau:

  • Tiêu đề
  • Chào hỏi
  • Giới thiệu bản thân
  • Nội dung chính
  • Kết thúc
  • Lời kêu gọi
  • Chữ ký

Làm thế nào để viết các phần trong đơn xin việc cho kỹ sư xây dựng?

Sau đây sẽ là phần hướng dẫn chi tiết cho từng của đơn xin việc cho kỹ sư xây dựng.

Tiêu đề

Không giống như thư thông thường khi bạn phải ghi ‘Thân gửi người nhận' hay những câu từ thân mật khác, thư xin việc là để gửi cho các công ty, doanh nghiệp, bởi vậy tiêu đề cần tính chuyên nghiệp, bạn hãy ghi đầy đủ các thông tin cá nhân như: Họ tên, số điện thoại, email.

Nếu bạn biết nhà tuyển dụng thì hãy ghi tên họ và công ty tuyển dụng.

Sau đây là một ví dụ tham khảo:

Nguyễn Minh Quân
Lê Văn Duyệt, Phường 5, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
Email:quannguyenm@gmail.com

Ngày 1 tháng 2 năm 2023

Lê Ánh Hà
Trưởng bộ Phận Quản Lý Xây Dựng
Công ty TNHH Thành Công

Chào hỏi

Chào hỏi và xưng hô cho đúng trong thư xin việc thể hiện phép lịch sự của bạn đối với nhà tuyển dụng, tuy nhiên đây là một bước mà dễ gây nhầm lẫn.

Ở góc độ là một kỹ sư xây dựng, dù là mới ra trường hay đã có kinh nghiệm, các bạn vẫn nên xưng anh/chị khi viết câu chào hỏi trong thư xin việc.

Nếu bạn biết tên nhà tuyển dụng, bạn có thể chào tên thật của họ. Ví dụ như:

Đúng
Chào anh Tuấn Tú,
Kính gửi anh Tuấn Tú,

Nếu bạn không biết tên thật của nhà tuyển dụng, bạn hãy chào bộ phận tuyển dụng của công ty. Ví dụ như:

Đúng
Kính gửi bộ phận tuyển dụng Công ty TNHH Thành Công,

Giới thiệu bản thân

Đây là phần để cho nhà tuyển dụng biết về bạn là ai. Chúng tôi khuyên bạn hãy viết phần này thật ngắn gọi và đầy đủ ý. Các thông tin cần có là:

  • Họ Tên
  • Trường đại học đã tốt nghiệp
  • Kinh nghiệm đi làm kỹ sư xây dựng (nếu có)
  • Tìm thấy nhà tuyển dụng bằng cách nào
  • Mong muốn và vị trí muốn ứng tuyển

Lưu ý, hay sử dụng giọng văn lịch sự và chuyển nghiệp, vì thư xin việc sẽ khác thư gửi cho bạn bè hay người thân.

Sau đây là 2 ví dụ đúng và sai cho phần này.

Đúng
Em tên là Nguyễn Minh Quân, em đã tốt nghiệp Trường Đại Học Xây Dựng được 6 tháng với chuyên ngành quản lý công trình, và thực tập 4 tháng tại công ty Phát Đạt. Qua trang Vietnamworks, em thấy công ty đang có nhu cầu tuyển dụng quản lý công trình cho dự án chung cư South Sea. Vì vậy, em viết thư này để bày tỏ mong muốn được làm vị trí này của công ty.

Sai
Em là Nguyễn Minh Quân, em viết thư để xin vào vị trí quản lý công trình của công ty mình ạ.


đơn xin việc của kỹ sư

Nội dung chính

Sau khi nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn, thì đây là phần giúp họ hiểu được các kỹ năng của bạn.

Đây là nơi để bạn thể hiện các kỹ năng cũng như kiến thức mà bạn có một cách kỹ càng hơn CV xin việc. Tuy nhiên, nếu viết quá dài thì các nhà tuyển dụng sẽ không thể đọc hết được, bởi họ sẽ phải đọc nhiều lá thư xin việc khác nhau.

Bởi vậy, hãy dùng những từ ngữ đơn giản, cùng với các số liệu để làm nổi bật kỹ năng của mình. Tránh sử dụng các động từ mạnh hay các câu cảm thán.

Say đây là một ví dụ cho phần nội dung chính của đơn xin việc của kỹ sư xây dựng:

Xuyên suốt 4 năm đại học, em luôn cố gắng đạt được thành tích tốt trong học tập với điểm trung bình 3.5/4.0. Cùng lúc đó, em tích cực tham gia các buổi thực hành của trường, cũng như hoàn thành xuất sắc đề án tốt nghiệp chủ đề ‘xử lý rác thải công trường’.

Trong quá trình thực tập tại công ty Phát Đạt, em đã được tham gia vào quá trình quản lý và thi công. Một số các kỹ năng em được phát triển trong quá trình thực tập là:
  • Bóc tách dự toán
  • Đánh giá rủi ro
  • Các kỹ năng tin học và phần mềm như: AutoCad, 3Smax,...

Kết thúc thư và lời kêu gọi

Đây là phần tóm tắt lại thư xin việc và nhấn mạnh mong muốn được ứng tuyển.

Cùng với đó, lời kêu gọi cũng rất quan trọng để mời nhà tuyển dụng phỏng vấn và nói chuyện thêm với bạn.

Sau đây là ví dụ về phần kết thúc thư và lời kêu gọi:

Cảm ơn công ty đã dành thời gian đọc hồ sơ của em. Em tin rằng mình có các kỹ năng phù hợp với công việc này và sẽ đem lại những đóng góp nhất định cho Công ty.

Đính kèm là CV của em bao gồm các kỹ năng và thành tựu của em trong những năm qua. Mong Công ty có thể sắp xếp một buổi phỏng vấn để em có thể trình bày rõ hơn về các kỹ năng này.

Chữ ký trong thư xin việc

Hãy lịch sự kết thúc thư xin việc bằng một lời chúc, rồi mới ký tên của bạn. Một số câu chúc đơn giản có thể sử dụng như:

  • Trân Trọng
  • Thân Ái

đơn xin việc của kỹ sư

Một số tips quan trọng giúp cho đơn xin việc của kỹ sư xây dựng nghiệp và ấn tượng hơn

Viết thư xin việc cho kỹ sư trong một trang giấy A4

Đối với mẫu thư xin việc của kỹ sư xây dựng, bạn có thể nghĩ là mình nên viết dài và kể nhiều về kỹ năng của mình một chút vì đây là ngành đặc thù.

Tuy nhiên, thực tế là khi viết đơn xin việc bạn không nên viết quá dài dòng kể lể về bản thân mình hay bất kỳ thành tích nào trong thư xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc hết tất cả.

Ở trên trang web của chúng tôi, bạn có thể tìm thấy những mẫu thư xin việc khoảng 500 từ, vì đây là tiêu chuẩn. Bạn nên cách đoạn từ 3-4 đoạn để giúp cho thư xin việc dễ đọc hơn.

Tránh gửi một bản thư xin việc cho tất cả công ty tuyển dụng

Đây là một sai làm mà các ứng viên hay mắc phải. Để tăng tỷ lệ thành công trong quá trình ứng tuyển, hay ngồi chỉnh sửa cho từng bản thư xin việc cho từng công ty khác nhau.

Điều này sẽ giúp bạn có thể trình bày bản thân phù hợp hơn với từng vị trí công việc của các công ty. Hãy điều chỉnh cách viết cho từng lá thư xin việc để khiến tất cả nhà tuyển dụng đều thấy ấn tượng với bạn.

Một trong những cách điều chỉnh hiệu quả nhất đó là bạn hãy điều chỉnh tên công ty hoặc người tuyển dụng, vị trí ứng tuyển và hãy giải thích kỹ năng của bạn sao cho phù hợp với những gì công ty đang tìm kiếm ở một ứng viên.

Trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, hãy đọc lại xem mọi thứ đã được điều chỉnh phù hợp với từng công ty hay chưa.

Thêm số liệu vào đơn xin việc khi có thể

Một trong những cách để chứng minh những thành tựu của bạn là sử dụng những con số. Điều này có thể áp dụng luôn cho CV xin việc của bạn.

Thay vì chỉ nói rằng “tôi luôn cố gắng trong học tập” thì bạn nên nói là “em luôn cố gắng đạt được thành tích tốt trong học tập với điểm trung bình 3.5/4.0.

Nếu không có những con số để đánh giá thành tích của bạn, thư xin việc (và CV xin việc) của bạn sẽ ít gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng vì họ sẽ khó mà hình dung được bạn giỏi đến mức nào.


đơn xin việc của kỹ sư

Đọc kĩ và kiểm tra thư xin việc trước khi gửi

Khi viết thư xin việc, có thể bạn đã mắc lỗi sai chính tả, dấu câu, hay gõ nhầm.

Vì vậy hãy kiểm tra lại vài lần xem mọi thứ đã đúng và hoàn chỉnh trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Lỗi sai lớn bạn có thể mắc phải là viết nhầm tên nhà tuyển dụng, điều này rất dễ xảy ra khi bạn ứng tuyển cho nhiều công ty khác nhau. Đây sẽ là một điểm trừ cực lớn và có thể khiến bạn bị đánh loại.

Bởi vậy, dù cho bạn có giỏi hay điểm số có cao đến mức nào, các lỗi về chính tả vẫn cần phải được chau chuốt trong lá thư xin việc.

Hỏi ý kiến người khác về thư xin việc của bạn

Nếu bạn không chắc rằng CV hay thư xin việc của bạn có đủ tốt, bạn có thể hỏi thêm những người có kinh nghiệm để chỉnh sửa trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Đây có thể là giáo sư trong trường, những kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm mà bạn quen biết, hay những người bạn có kỹ năng viết lách tốt. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt trong quá trình xin việc.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn với các mẫu tốt nhất

Tạo CV của bạn chỉ trong 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn

Mẫu thư tạo sẵn để tải xuống

Mẫu thư xin việc
Thiết kế thư xin việc
Mẫu thư xin việc dành cho sinh viên - đại học
Mẫu bìa thư đính hôn