Viết thư xin việc quản lý hậu cần chuẩn chỉnh nhất

Trong bất kỳ công việc nào, đặc biệt là ngành nghề liên quan đến sản xuất, chuỗi vận hành đều cần có những nhân viên hậu cần cống hiến thầm lặng phía sau để mọi công đoạn đi vào ổn định. Đây là một mắt xích hết sức quan trọng với các doanh nghiệp và đây là công việc được tuyển dụng cũng rất nhiều. Ví dụ như vị trí quản lý hậu cần, một nhân vật đóng vai trò khá quan trọng.

Định dạng :
Kích cỡ :
Tùy chỉnh :
Word (Microsoft)
A4
Đúng

Mẫu thư xin việc quản lý hậu cần

Người gửi: Nguyễn Minh Hạnh
Địa chỉ tạm trú:
Trần Phú, Ba Đình, Tp. Hà Nội

Ngày 18 tháng 9 năm 2022

Người nhận:
Nguyễn Bích Phương
Trưởng phòng nhân sự
BNH Corporation
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————


ĐƠN XIN VIỆC
Tên tôi là:
Nguyễn Minh Hạnh
Sinh ngày:
13/6/1995
CMND/CCCD số:
012345428950
Ngày cấp:
18/7/2019
Nơi cấp:
Cục Cảnh sát ĐKQL và DLQG về Dân cư
Hộ khẩu thường trú:
Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Trình độ học vấn:
Đại học
Điện thoại:
0912523345
Email:
minhhanh@gmail.com
Đơn vị đang công tác:
Công ty cổ phần dịch vụ văn phòng ATC

Tôi tên là Nguyễn Minh Hạnh, hiện đang công tác tại ông ty cổ phần dịch vụ văn phòng ATC với vai trò là quản lý vận hành sản xuất. Tôi viết đơn xin việc này nhằm ứng tuyển vào vị trí quản lý hậu cần của BNH Corporation.

Sau khi biết được vị trí này thông qua tin tuyển dụng của quý Công ty tại trang Linkedin, tôi nhận thấy mình có các kỹ năng cũng như phẩm chất cần thiết và phù hợp đối với công việc vị trí quản lý hậu cần tại BNH Corporation. Kính mong chị Phương và quý Công ty hãy đọc đơn xin việc và xem xét nguyện vọng ứng tuyển của tôi.

Tôi tốt nghiệp trường Đại học RTY chuyên ngành Logistics, với tổng điểm trung bình là 3.5/4. Chính vì sự chăm chỉ trong quá trình học mà năm cuối tôi đã được đi trao đổi tại trường đại học University of Technology Sydney ở Úc. Tại đây tôi đã học thêm nhiều về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, cũng như học về các ứng dụng phần mềm ở nước bạn, và các cách để vận hành một chuỗi sản xuất. Tôi tin rằng các kinh nghiệm của tôi sẽ đóng góp nhiều cho BNH Corporation

Sau khi xem mô tả công việc, tôi biết được để trở thành một quản lý hậu cần của BNH Corporation đòi hỏi có sự tự tin, kỹ năng xử lý tình huống tốt trong nhiều hoàn cảnh, sáng tạo và chịu được áp lực công việc. Tôi tin rằng tôi có những tố chất này vì đó cũng là những gì tôi đã được trau dồi và rèn luyện trong quá trình công tác tại Công ty cổ phần dịch vụ văn phòng ATC.

Hiện tại, tôi thành thạo các công việc của tổ hậu cần với các kỹ năng như: soạn thảo văn bản, mua sắm các hạng mục cần thiết cho nhóm, quản lý phân phối, xuất nhập tồn kho. Tôi tin chắc rằng các kỹ năng này sẽ giúp tôi hoàn thành tốt với vị trí quản lý hậu cần tại BNH Corporation

Tôi tin mình là một người hòa đồng, có tinh thần gắn kết, có tố chất lãnh đạo luôn được đồng nghiệp tin tưởng và có khả năng làm việc tốt trong môi trường nhiều áp lực. Tôi không ngại quản lý và đào tạo cho các vị trí thực tập hoặc fresher.

Mong rằng chị Phương sẽ sắp xếp một buổi phỏng vấn để tôi có thể trao đổi cụ thể hơn về năng lực của mình. Cảm ơn chị đã dành thời gian đọc thư xin việc quản lý hậu cần của tôi. .

Trân Trọng.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9năm 2022
Người làm đơn
Nguyễn Minh Hạnh

Nếu bạn đang có nhu cầu xin việc quản lý hậu cần, thì ngoài CV xin việc ra bạn phải có thư xin việc quản lý hậu cần. Đối với CV, chúng tôi cung cấp hàng loạt các mẫu sơ yếu lý lịch để bạn tham khảo. Còn bây giờ, hãy cùng khám phá cách viết thư xin việc quản lý hậu cần ngay sau đây.

Vì sao bạn cần viết thư xin việc quản lý hậu cần (cover letter)?

Mục đích của cover letter là để nhà tuyển dụng biết được bạn đang ứng tuyển cho vị trí nào, và bạn có kỹ năng cũng như phẩm chất nào phù hợp với vị trí đó. Nghe thì có vẻ giống với những gì cần trong CV, tuy nhiên, cover letter là bản chi tiết hơn của những kỹ năng đã được nêu lên trong CV xin việc.

Khác với CV, khi cách viết chủ yếu được dùng là gạch đầu dòng, cùng với các đoạn văn ngắn và gói gọn trong vòng 1 trang A4, thì cover letter được diễn giải bằng đoạn văn, cho phép bạn giải thích rõ hơn về sự thuần thục trong kỹ năng/phẩm chất, và làm sao bạn học được kỹ năng/phẩm chất đó.

Bởi vậy, khi đi xin việc quản lý hậu cần, việc có cover letter sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu và tin tưởng hơn vào bạn. Qua cover letter, nhà tuyển dụng cũng có thể nhìn ra được phần nào tư duy và kỹ năng của bạn. Hãy tưởng tượng xem, có hàng ngàn lá thư xin việc khác nhau, và các nhà tuyển dụng không thể đọc kỹ từng câu từ của tất cả các thư đó. Nhưng nếu bạn viết thông minh và làm nổi bật lên các kỹ năng của mình, thì đây chắc chắn là một điểm cộng rất lớn cho quá trình xin việc. Bởi vậy, hãy dành thời gian để chăm chút cho thư xin việc quản lý hậu cần của bạn.

Đơn xin việc của vị trí quản lý hậu cần bao gồm những gì?

Mẫu đơn xin việc quản lý hậu cần được gọi là chuẩn chỉnh khi nó có đầy đủ những thông tin cần thiết của người ứng tuyển vị trí công việc.

Dưới đây là các phần cần có trong thư xin việc quản lý hậu cần:

  • Quốc hiệu - tiêu ngữ
  • Tiêu đề
  • Chào hỏi
  • Giới thiệu bản thân
  • Nội dung chính
  • Kết thúc
  • Lời kêu gọi
  • Chữ ký

thư xin việc quản lý hậu cần

Làm thế nào để viết các phần trong thư xin việc quản lý hậu cần?

Những nội dung trên là rất cần thiết trong đơn xin việc của bạn, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn viết chi tiết từng phần như thế nào.

Tiêu đề

Không giống như những lá thư viết tay thân mật gửi cho người thân, bạn phải lưu ý sự chuyên nghiệp khi gửi thư xin việc quản lý hậu cần cho các công ty, doanh nghiệp. Tiêu đề đơn giản là phần ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người gửi và người nhận.

Bạn hãy ghi đầy đủ các thông tin cá nhân như: Họ tên, số điện thoại, email và địa chỉ của mình

Nếu bạn biết nhà tuyển dụng thì hãy ghi tên họ và công ty tuyển dụng.

Sau đây là một ví dụ để bạn tham khảo cho thư xin việc quản lý hậu cần của mình

Người gửi:Nguyễn Bảo Nam
Địa chỉ tạm trú:Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Ngày 1 tháng 6 năm 2022

Người nhận:Lý Gia Hào
Trưởng bộ phận tuyển dụng
Công ty TNHH Eve

Chào hỏi

Chào hỏi và xưng hô cho đúng trong thư xin việc thể hiện phép lịch sự của bạn đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên đây là một bước cũng dễ làm bối rối nhiều người đi xin việc khi không thực sự biết phải xưng hô thế nào cho đúng vì tiếng Việt của chúng ta có quá nhiều đại từ nhân xưng.

Ở góc độ là một người mới ra trường hoặc còn đi học, bạn có thể xưng em, gọi anh/chị khi viết thư xin việc. Nhưng nếu bạn là người đã đi làm lâu năm, bạn có thể xưng tôi và gọi quý công ty.

Nếu bạn biết tên nhà tuyển dụng, bạn có thể chào tên thật của họ. Ví dụ như:

Chào anh Gia Minh,
Kính gửi anh Gia Minh,

Nếu bạn không biết tên thật của nhà tuyển dụng, bạn hãy chào bộ phận tuyển dụng của công ty. Ví dụ như:

Kính gửi bộ phận nhân sự Công ty TNHH Eve,


thư xin việc quản lý hậu cần

Giới thiệu bản thân

Đây là phần để cho nhà tuyển dụng biết về bạn là ai. Chúng tôi khuyên bạn hãy viết phần này thật ngắn gọn và đầy đủ ý. Các thông tin cần có là:

  • Họ Tên
  • Trường đã tốt nghiệp
  • Kinh nghiệm đi làm quản lý hậu cần (nếu có)
  • Tìm thấy nhà tuyển dụng qua kênh nào
  • Bày tỏ mong muốn ứng tuyển vào vị trí nào

Lưu ý, hay sử dụng giọng văn lịch sự và chuyên nghiệp, vì thư xin việc sẽ khác thư gửi cho bạn bè hay người thân.

Sau đây là 2 ví dụ đúng và sai cho phần này.

Đúng:
Tôi tên là Nguyễn Gia Bảo, tôi đã tốt nghiệp Trường Đại học YUI với chuyên ngành Logistics. Tôi hiện đang làm quản lý hậu cần tại Tập đoàn CVB đã được 3 năm. Thông qua trang Vietnamworks, tôi thấy công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí quản lý hậu cần cho khối bán lẻ. Vì vậy, tôi viết thư này để bày tỏ mong muốn được làm vị trí này của công ty.

Sai:
Tôi là Nguyễn Gia Bảo, tôi viết thư để xin vào vị trí quản lý hậu cần của công ty mình.

Nội dung chính

Sau khi nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn, thì đây là phần giúp họ hiểu được các kỹ năng của bạn.

Đây là nơi để bạn thể hiện các kỹ năng cũng như kiến thức mà bạn có một cách kỹ càng hơn khi viết CV xin việc. Tuy nhiên, nếu viết quá dài thì các nhà tuyển dụng sẽ không thể đọc hết được, bởi họ sẽ phải đọc nhiều lá thư xin việc từ những ứng viên khác.

Bởi vậy, hãy dùng những từ ngữ đơn giản, cùng với các số liệu để làm nổi bật kỹ năng của mình. Tránh sử dụng các động từ mạnh hay các câu cảm thán.

Say đây là một ví dụ cho phần nội dung chính của đơn xin việc của quản lý hậu cần:

Xuyên suốt quá trình học đại học, tôi luôn cố gắng đạt được thành tích tốt để đủ điều kiện hành nghề sau này. Với nỗ lực đó, tôi đã thi tuyển vào vị trí quản lý hậu cần tại tập đoàn CVB và đã làm việc tại đây được 3 năm.


thư xin việc quản lý hậu cần

Kết thúc thư và lời kêu gọi

Đây là phần tóm tắt lại thư xin việc và nhấn mạnh mong muốn được ứng tuyển.

Cùng với đó, lời kêu gọi cũng rất quan trọng để gợi ý nhà tuyển dụng phỏng vấn và nói chuyện thêm với bạn.

Sau đây là ví dụ về phần kết thúc thư và lời kêu gọi:

Cảm ơn công ty đã dành thời gian đọc hồ sơ xin việc của tôi. Tôi tin rằng mình có các kỹ năng phù hợp với công việc này và sẽ đem lại những đóng góp nhất định cho Công ty.

Đính kèm là CV của tôi bao gồm những kinh nghiệm và nhận xét từ công ty cũ trong những năm qua. Mong Công ty có thể sắp xếp một buổi phỏng vấn để tôi có thể trình bày rõ hơn về các kỹ năng này.

Chữ ký trong thư xin việc

Hãy lịch sự kết thúc thư xin việc bằng một lời chúc, rồi mới ký tên của bạn. Một số câu chúc đơn giản có thể sử dụng như:

  • Trân Trọng.
  • Thân Ái.

Một số tips quan trọng giúp cho thư xin việc quản lý hậu cần nghiệp và ấn tượng hơn

Viết thư xin việc cho quản lý hậu cần trong một trang giấy A4

Đối với mẫu thư xin việc quản lý hậu cần, bạn có thể nghĩ là mình nên viết dài và kể nhiều về kỹ năng của mình một chút vì đây là ngành đặc thù.

Tuy nhiên, thực tế là khi viết đơn xin việc bạn không nên viết quá dài dòng kể lể về bản thân mình hay bất kỳ thành tích nào trong thư xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc hết tất cả.

Ở trên trang web của chúng tôi, bạn có thể tìm thấy những mẫu thư xin việc khoảng 500 từ, vì đây là tiêu chuẩn. Bạn nên cách đoạn từ 3-4 đoạn để giúp cho thư xin việc dễ đọc hơn.

Bạn có thể viết thêm một bản bằng tiếng Anh nếu nộp cho công ty nước ngoài.


thư xin việc quản lý hậu cần

Tránh gửi một bản thư xin việc cho tất cả công ty tuyển dụng

Đây là một sai làm mà các ứng viên hay mắc phải. Để tăng tỷ lệ thành công trong quá trình ứng tuyển, hay ngồi chỉnh sửa cho từng bản thư xin việc cho từng công ty khác nhau.

Điều này sẽ giúp bạn có thể trình bày bản thân phù hợp hơn với từng vị trí công việc của các công ty. Hãy điều chỉnh cách viết cho từng lá thư xin việc để khiến tất cả nhà tuyển dụng đều thấy ấn tượng với bạn.

Một trong những cách điều chỉnh hiệu quả nhất đó là bạn hãy điều chỉnh tên công ty hoặc người tuyển dụng, vị trí ứng tuyển và hãy giải thích kỹ năng của bạn sao cho phù hợp với những gì công ty đang tìm kiếm ở một ứng viên.

Trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, hãy đọc lại xem mọi thứ đã được điều chỉnh phù hợp với từng công ty hay chưa.

Thêm số liệu vào đơn xin việc khi có thể

Một trong những cách để chứng minh những thành tựu của bạn là sử dụng những con số. Điều này có thể áp dụng luôn cho CV xin việc của bạn.

Thay vì chỉ nói rằng “tôi có nhiều kinh nghiệm là một quản lý hậu cần” thì bạn nên nói là “tôi có hơn 3 năm kinh nghiệm làm quản lý hậu cần tại các doanh nghiệp nước ngoài và tập đoàn trong nước”

Nếu không có những con số để đánh giá thành tích của bạn, thư xin việc (và CV xin việc) của bạn sẽ ít gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng vì họ sẽ khó mà hình dung được bạn giỏi đến mức nào.

Đọc kĩ và kiểm tra thư xin việc trước khi gửi

Khi viết thư xin việc, có thể bạn đã mắc lỗi sai chính tả, dấu câu, hay gõ nhầm.

Vì vậy hãy kiểm tra lại vài lần xem mọi thứ đã đúng và hoàn chỉnh trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Lỗi sai lớn bạn có thể mắc phải là viết nhầm tên nhà tuyển dụng, điều này rất dễ xảy ra khi bạn ứng tuyển cho nhiều công ty khác nhau. Đây sẽ là một điểm trừ cực lớn và có thể khiến bạn bị đánh loại.

Bởi vậy, dù cho bạn có giỏi hay điểm số có cao đến mức nào, các lỗi về chính tả vẫn cần phải được chau chuốt trong lá thư xin việc.

Hỏi ý kiến người khác về thư xin việc của bạn

Nếu bạn không chắc rằng CV hay thư xin việc của bạn có đủ tốt, bạn có thể hỏi thêm những người có kinh nghiệm để chỉnh sửa trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Đây có thể là bạn bè, những quản lý hậu cần có kinh nghiệm mà bạn quen biết, hay những người bạn có kỹ năng viết lách tốt. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt trong quá trình xin việc.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn với các mẫu tốt nhất

Tạo CV của bạn chỉ trong 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn