Tạo CV của bạn trong vài 15 phút
Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Chính bởi vậy, việc chuẩn bị tốt trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng khả năng được tuyển dụng.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tư vấn và chia sẻ cho bạn về các câu hỏi phổ biến và khó khăn nhất từ các nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn vị trí telesales.
Nắm bắt ý chính:
- Telesale yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống chuyên nghiệp để có thể tiếp cận khách hàng qua điện thoại một cách hiệu quả.
- Cần tập phỏng vấn và xử lý tình huống trước khi xin việc telesale
- Kiểm soát cuộc nói chuyện, tự tin và không bị lúng túng là yếu tố cần thiết để làm một telesale thành công.
Những câu hỏi phỏng vấn Telesale phổ biến
Tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn việc làm & cách trả lời thành công là điều rất quan trọng trước khi phỏng vấn bất kỳ vị trí nào. Để nhà tuyển dụng có thể kiểm chứng được thông tin, kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên như thế nào, sẽ luôn có các bộ câu hỏi phỏng vấn telesale. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi phổ biến và thường được sử dụng bởi nhà tuyển dụng nhất.

Tại sao bạn chọn công việc của một telesale?
Câu hỏi này rất trực tiếp để tìm hiểu tại sao bạn muốn làm công việc này và tại công ty của họ. Để trả lời câu hỏi này, tốt nhất các ứng viên không nên quá lan man hay nói phóng đại quá mức. Hãy thể hiện một cách trung thực nhưng vẫn thể hiện sự yêu thích cho công việc và sự cầu tiến của bạn.
Bạn từng gặp khó khăn gì trong công việc cũ và bạn đã vượt qua như thế nào?
Câu hỏi này chủ yếu để nhà tuyển dụng kiểm chứng xem khả năng xử lý tình huống của ứng viên như thế nào. Đối với câu hỏi kiểu này, bạn cần chủ động chia sẻ một khó khăn cụ thể trong công việc của bạn ở các công ty cũ, tuy nhiên, hãy chỉ chia sẻ những khó khăn mà bạn đã giải quyết được, chứ không nên kể những sự vụ nghiêm trọng không thể giải quyết.
Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây là câu hỏi mở nhằm kiểm tra xem bạn có những kỹ năng và có thực sự mong muốn vào công ty của họ để làm vị trí nhân viên telesale hay không. Để trả lời tốt câu hỏi này, các ứng viên cần trả lời câu hỏi theo hướng PR kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của bản thân.
Hãy hướng những kinh nghiệm này theo những yêu cầu của công ty để gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
Điểm yếu của bạn là gì?
Câu hỏi này không có nghĩa là các ứng viên phải trình bày, phô trương điểm yếu của mình với nhà tuyển dụng. Ở đây, họ muốn xem cách bạn có nhận ra mình có khuyết điểm gì và cách bạn học hỏi và nỗ lực tiến bộ.
Câu hỏi xử lý tình huống cho nhân viên telesales
Ngoài các câu hỏi thông thường nhằm tìm hiểu thông tin liên quan tới ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ muốn đặt ra những câu hỏi tình huống mà bạn cần phải xử lý, phản ảnh giống với công việc thực tế. Câu trả lời cho những câu hỏi như này rất đa dạng, tùy vào tính cách riêng của ứng viên. Sau đây là một vài câu hỏi xử lý các tình huống thường gặp.

1. Khách nói “Tôi bận rồi” ngay sau khi bạn chào hỏi
Người phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi này để xem cách xử lý của bạn khi khách hàng không muốn nghe bạn nói nữa. Cách tốt nhất khi bạn chưa kịp bán hàng nhưng khách đã không muốn nghe đó là lịch sự cảm ơn, và tìm cách hẹn để gọi lại khách. Bạn có thể trả lời như sau: “Dạ em rất xin lỗi vì đã làm phiền anh/chị. Không biết khi nào anh/chị rảnh em có thể gọi lại để trao đổi nhanh trong 1-2 phút được không ạ?”
2. Khách ngắt lời và bảo “Tôi không quan tâm”
Đây là một tình huống khá phổ biến mà các nhân viên telesales thường gặp. Không phải lúc nào khách hàng cũng sẵn sàng để nghe những gì bạn muốn chia sẻ, vì vậy, nhà tuyển dụng rất hay hỏi câu hỏi ngày.
Thay vì nản lòng ngay, cách tốt hơn là hãy cố gắng nói thêm 1 câu nữa để cố gắng sales sản phẩm và dịch vụ của mình. Bạn có thể trả lời như sau: “Dạ vâng, tuy nhiên em xin phép chia sẻ ngắn về một chương trình đang có ưu đãi đặc biệt của công ty em trong tháng này – nếu không phù hợp, em sẽ không làm phiền nữa ạ.”
3. Khách hỏi nhưng thứ ngoài nội dung bạn được đào tạo
Làm thế nào để trả lời những câu hỏi mà bạn không có kiến thức về sản phẩm dịch vụ. Cách tốt nhất là hãy trả lời an toàn thay vì tự nghĩ ra một câu hỏi mà có thể không chính xác. Bạn có thể trả lời như sau: “Dạ để đảm bảo thông tin chính xác, em xin ghi nhận câu hỏi của mình và sẽ liên lạc lại sớm nhất có thể ạ.”
Các bước để chuẩn bị cho phỏng vấn vị trí Telesale
Vì nhân viên telesales yêu cầu khả năng giao tiếp, xử lý tình huống và sự nhanh nhạy với công việc cao, nên bạn cần phải chuẩn bị các kỹ năng thật tốt trước khi bước vào trả lời phỏng vấn. Sau đây là một vài bước làm thế nào để chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn vị trí telesales.
1. Nghiên cứu công ty và vị trí tuyển dụng
Trước buổi phỏng vấn của ứng viên, hãy dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến công ty như lĩnh vực hoạt động, sản phẩm & dịch vụ, tệp khách hàng tiềm năng, v.v. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi phỏng vấn mà còn chứng tỏ bạn thực sự nghiêm túc với cơ hội việc làm này.
2. Hiểu rõ vai trò công việc
Bạn nên biết rõ một nhân viên telesale sẽ có những nhiệm vụ và vai trò gì: gọi điện theo danh sách có sẵn, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách mua hàng, xử lý phát sinh, xử lý khi khách hàng từ chối, v.v. Việc nắm rõ và mường tượng vai trò của bạn là gì hay bạn sẽ làm gì khi nhận vị trí telesale sẽ giúp bạn đưa ra gợi ý trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một tốt hơn.

3. Luyện tập trả lời một số câu hỏi phỏng vấn trước
Giống như bất cứ một buổi phỏng vấn nào, bạn cũng nên tập dượt trước cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ có thể đưa ra trong buổi phỏng vấn thật. Các câu hỏi này hoàn toàn có thể có trong buổi phỏng vấn hoặc có thể không, nhưng việc tập dượt trước sẽ khiến bạn tự tin hơn nhiều trước mặt các nhà tuyển dụng và tránh những sai lầm trong buổi phỏng vấn xin việc.
4. Chuẩn bị các ví dụ cụ thể
Trong buổi phỏng vấn telesale, các ứng viên sẽ thường được nhà tuyển dụng hỏi các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến tình huống. Câu hỏi này có thể liên quan trực tiếp với khách hàng hay với nhà tuyển dụng. Điều này tới từ việc ngành nghề telesale yêu cầu xử lý tình huống và khả năng bạn giải quyết vấn đề như thế nào. Bởi vậy, hãy chuẩn bị trước vài tình huống ví dụ cụ thể để bạn có thể trả lời những câu hỏi tình huống như trên dễ dàng hơn.
Lời sau cùng
Qua bài viết này, các ứng viên có thể đã nắm được nhiều câu hỏi phỏng vấn thường gặp và bí kíp để có thể đối đáp một loạt câu hỏi như này một cách tốt nhất. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong ngành bán hàng telesales mà nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên. Hãy bỏ công sức ra để tìm kiếm và chuẩn bị thêm vô số câu hỏi để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn.