Những câu hỏi phỏng vấn việc làm & cách trả lời thành công

Phỏng vấn công việc đang ứng tuyển là một cơ hội tuyệt vời để bạn có cơ hội gia nhập vào một tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải bất cứ thí sinh nào khi đang tìm kiếm việc làm cũng đối mặt với các câu hỏi phỏng vấn xin việc một cách tốt nhất, dẫn đến việc không trúng tuyển và lãng phí thời gian của mình.

Tạo CV của bạn trong vài 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn
Mục lục
Mục lục

Tạo CV của bạn trong vài 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn

Vậy để không rơi vào vị trí này, chúng tôi đã tổng hợp Top 12 câu hỏi phỏng vấn thường gặp để bạn có thể tham khảo và chuẩn bị tốt hơn cho lần tiếp theo đi phỏng vấn xin việc của mình.

Nắm bắt ý chính:

  1. Chuẩn bị trước cách trả lời phỏng vấn giúp cho ứng viên tự tin hơn khi đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng.
  2. Các nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi những câu hỏi thường gặp mà các ứng viên cần nắm bắt trước.
  3. Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng là một điểm cộng lớn.
  4. Giống như mẫu CV tạo sẵn hoặc mẫu thư xin việc, cũng có những câu trả lời mẫu cho những câu hỏi phỏng vấn thường gặp.

Hãy giới thiệu về bản thân mình?


Đây luôn là câu hỏi đầu tiên của nhà tuyển dụng mà bạn sẽ gặp khi đi phỏng vấn xin việc. Đây là một câu hỏi đơn giản như là câu hỏi mở mà nhà tuyển dụng dùng để tìm hiểu xem bạn là ai, vị trí công việc mong muốn của ứng viên, bạn có thể mang tới kỹ năng nào trong công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, tính cách của bạn có phù hợp với văn hóa của công ty, v.v.

Ví dụ câu trả lời cho câu hỏi để bạn có thể chuẩn bị cho màn giới thiệu tốt nhất:

"Tôi là Trần Thanh B, đã có 4 năm kinh nghiệm với vị trí Event Managment tại công ty G. Tại đây, tôi đã lãnh đạo một dự án kiểm soát hiệu quả dự án của các thành viên tham gia. Dự án này của tôi đã giúp đánh giá các nhân viên một cách chính xác hơn, tiết kiệm chi phí cho công ty tới 30%".

Tuy đây là một câu hỏi đơn giản, nhưng cũng có những sai lầm cần tránh khi trả lời như lặp lại toàn bộ những nội dung ghi trong CV hoặc thư xin việc, kể quá dài dòng về những cột mốc trong cuộc đời hay thảo luận về những chủ đề gây tranh cãi hoặc mang tính cá nhân tiêu cực.

Giám đốc nam Châu Á đang phỏng vấn để tuyển dụng nhân viên mới

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?


Những nhà tuyển dụng thường hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn để xác định xem bạn có khả năng gắn bó với công ty của họ lâu dài hay không. Bên cạnh đó, câu hỏi ngày còn giúp đánh giá tham vọng của bạn đối với sự nghiệp và khả năng sắp xếp lộ trình cho tương lai.

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là hãy nghiêm túc suy nghĩ về mong muốn và định hướng phát triển của bản thân như thế nào.

Gợi ý câu trả lời phỏng vấn:

“Tôi muốn tiếp tục phát triển chuyên môn phân tích số liệu của mình trong vài năm tới. Một trong những lý do tôi muốn chọn công ty khởi nghiệp của bạn là vì công ty đang phát triển nhanh trong lĩnh vực e-commerce và tôi sẽ có khả năng tiếp cận với lượng số liệu phức tạp, yêu cầu tôi phải sử dụng hết các kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. Tôi tin rằng trải nghiệm này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc đạt được mục tiêu trở thành một trưởng nhóm phân tích thị trường.”

Đối với câu trả lời này, bạn cần đưa ra câu trả lời ấn tượng nhưng phải súc tích. Tránh đưa ra những mục tiêu có vẻ xa vời và viển vông. Quan trọng hơn hết, đừng nói về những mục tiêu nghề nghiệp không liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, hãy tìm hiểu công ty thật kỹ càng để đưa ra câu trả lời phù hợp.

Bạn thấy mình ở đâu trong vòng 5 năm tới?


Câu hỏi cho phép nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bản thân bạn và đánh giá xem bạn có muốn gắn bó lâu dài vưới công ty trong thời gian sắp tới hay không. Để trả lời, bạn có thể cung cấp các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể bao gồm mọi vai trò hoặc dự án mơ ước:

Gợi ý câu trả lời ví dụ:

"Một số mục tiêu tương lai của tôi trong vài năm tới bao gồm lãnh đạo một nhóm phát triển kế hoạch kinh doanh. Tôi cũng rất hào hứng với triển vọng được làm việc với các nhóm sản phẩm và sự kiện để phát triển các quy trình hợp lý vì điều này rất phù hợp với nền tảng quản lý dự án của tôi, tôi cũng muốn phát triển hơn nữa các kỹ năng của mình về trải nghiệm người dùng để hỗi trợ công ty phát triển các sản phẩm thân thiện với người dùng hơn.”

Với câu hỏi khó nhằn này, bạn không nên trả lời quá ngắn gọn vì điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không phải là người biết tính toán và suy nghĩ thấu đáo. Câu hỏi về tương lai này, bạn phải suy ngẫm thật kỹ, cụ thể là phải trả lời theo cách chia nhỏ "5 năm" trong câu hỏi  thành các khoảng thời gian 1-3 năm và nói những gì bạn mong đợi sẽ làm trong mỗi khung thời gian đó.

người phụ nữ đang làm việc

Bạn biết gì về doanh nghiệp chúng tôi?


Đây là câu hỏi thường được dùng để giúp nhà tuyển dụng muốn biết được các ứng viên nào thực sự có quan tâm đến công ty và nghiêm túc với công việc này, đồng thời tìm hiểu về khả năng nghiên cứu và nắm bắt thị trường. Bởi vậy, trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty mà mình đang ứng tuyển thật kỹ.

Một số các khía cạnh nên nghiên cứu có thể kể đến như: đây là doanh nghiệp có nguồn gốc như thế nào, quy mô của công ty, doanh nghiệp, số lượng nhân viên, ngành nghề kinh doanh, vị trí cạnh tranh trên thị trường, v.v.

Câu trả lời phỏng vấn gợi ý:

"Qua tìm hiểu, tôi biết được Công ty PPP thành lập năm 2001 và đến nay đã đứng vững trong top 5 công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển tại khu vực phía Nam. Công ty tập trung vào vận chuyển các mặt hàng lớn, như thực phẩm, vật tư xây dựng, với giá thành hợp lý và hình thức linh hoạt. Ngay khi biết được công ty đang tuyển vị trí chuyên viên Phát triển Ứng dụng điện thoại, tôi vô cùng ấn tượng với định hướng của công ty cho dự án này và cảm thấy bản thân có đủ kinh nghiệm và sự đam mê để đóng góp cho công ty".

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết xem bạn có thực sự nghiêm túc muốn nộp đơn vào công ty hay không. Nếu có, chắc hẳn bạn đã tìm hiểu sơ bộ về công ty. Vì vậy, đừng để rơi vào tình huống mà bạn trả lời không biết gì về công ty hoặc thậm chí bạn nói thông tin gì đó sai lệch về công ty.

Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay thu nhập?


Cả 2 đều quan trọng nên bạn sẽ cần cân bằng 2 yếu tố đó. Bạn sẽ cần cần đưa ra câu trả lời như sau:

"Tiền và công việc là hai yếu tố luôn đi đôi với nhau trong sự nghiệp. Tôi tin khi mình làm việc chăm chỉ, cố gắng đóng góp thì sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền xứng đáng với nỗ lực của mình".

Với câu hỏi này, tránh trả lời nghiêng về một phía. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn có thể cân bằng giữa hai lựa chọn: công việc và thu nhập.

Bạn cảm thấy sao với công việc cần phải đi công tác?


Khi gặp câu hỏi này khi đi phỏng vấn, đặc biệt là với các công ty có tính chất, môi trường làm việc yêu cầu đi công tác nhiều, cách tốt nhất để trả lời phỏng vấn là hãy trả lời thật với mong muốn của bản thân. Nếu bạn thích đi và sẵn sàng đi công tác, hãy thành thật chia sẻ điều này và kể một vài lần đi công tác trong quá khứ của mình.

Nhưng nếu bạn không muốn đi công tác, hãy nói thật với nhà tuyển dụng, điều này sẽ giúp công ty sắp xếp bạn vào vị trí phù hợp với công việc và điều kiện của bạn, cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai. Điều tối kị là không thành thật trong câu hỏi này.

Bạn muốn làm việc với người quản lý như thế nào?


Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn không cần trả lời chi tiết. Cứ thành thật chia sẻ kỳ vọng của bản thân về một người lãnh đạo bạn thực sự muốn làm nhất. Tuy nhiên, hãy đưa ra các đặc điểm mà một người quản lý thường có, chứ không phải những đặc điểm quá xa vời. Bạn có thể sử dụng những từ như: Tài giỏi, tế nhị, công bằng, biết khích lệ nhân viên làm việc, quản lý thời gian tốt trong công việc.

Đừng trả lời chung chung hoặc đưa ra những quan điểm gây tranh cãi, thậm chí có phần hơi tiêu cực vì quan hệ giữa quản lý và nhân viên cần được chăm chút từ những ngày đầu tiên.

Điểm mạnh của bạn là gì?


Để trả lời câu hỏi này, hãy chia sẻ các kỹ năng cứng và mềm phù hợp nhất và tự tin nhất đối với bạn. Đây là cơ hội để bạn nói với nhà tuyển dụng điều gì khiến bạn trở thành một ứng viên tuyệt vời. Một vài các bước hữu dụng để giúp bạn tìm cách trả lời phỏng vấn như sau:

1. Chia sẻ một hoặc hai điểm mạnh của cá nhân:

"Tôi luôn là một người làm nhóm hiệu quả và thích nghi tốt trong môi trường làm việc nhanh"

2. Đưa ra các ví dụ:

"Tôi đã vượt chỉ tiêu KPI 6 tháng liên tiếp và đã được thăng chức hai lần trong 5 năm qua. Tôi không thể đạt được thành công như vậy nếu không làm việc nhóm tốt để kết hợp các thành viên với các điểm mạnh khác nhau.”

3. Liên hệ họ với vai trò mà bạn đang phỏng vấn:

"Bởi vậy, nếu tôi có cơ hội để bắt đầu công việc của công ty ABC, tôi biết đây sẽ là cơ hội tốt để làm việc với những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành, giúp tôi trau dồi kiến thức thị trường cũng như kỹ năng làm việc nhóm.”

Cán bộ tuyển dụng đang phỏng vấn ứng viên

Điểm yếu của bạn là gì?


KHi gặp câu hỏi này, đừng cảm thấy lúng túng khi ai cũng có điểm yếu, quan trọng là nhà tuyển dụng muốn nhìn về quá trình khắc phục điểm yếu và phát triển bản thân của bạn. Bởi vậy, khi việc trả lời tốt câu hỏi này khi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tự nhận thức và quan tâm đến việc tiếp tục phát triển và học hỏi—những đặc điểm hấp dẫn đối và chắc chắn phù hợp với công việc.

Hãy cân nhắc sử dụng công thức này cho câu trả lời của bạn:

1. Chia sẻ một điểm yếu thực sự một cách trung thực nhưng phù hợp về mặt nghề nghiệp:

"Trong giao tiếp, tôi là một người hướng nội."

2. Đưa ra ví dụ cụ thể:

"Từ khi làm các dự án trong trường đại học, tôi có xu hướng làm tốt với ít sự giám sát và mức độ độc lập cao"

3. Giải thích cách bạn đã vượt qua hoặc đang cố gắng vượt qua nó:

"Tôi đã đăng ký học lớp kỹ năng mềm của công ty thực tập, nơi tôi được thực hành nhiều hơn kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm. Hơn thế nữa, tôi đã cố gắng tiếp cận các đồng nghiệp một cách tự tin hơn. Tới bây giờ, dù cho tôi vẫn chưa phải người nói nhiều nhất trong nhóm, nhưng tôi luôn đóng góp ý kiến mỗi cuộc họp hàng tuần.”

Với câu hỏi khó nhằn này, bạn cần biết cách biến khuyết điểm thành điểm mạnh của mình. Tránh trả lời những điếm yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển và tránh sử dụng tông giọng tiêu cực.

Vì sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?


Dù lý do nghỉ việc của bạn là gì, khi đối diện với một số câu hỏi phỏng vấn như này, hãy luôn tìm một lý do cầu tiến cho việc bạn nghỉ làm ở công ty cũ.  Hãy chuẩn bị một câu trả lời chu đáo để nhà tuyển dụng tin tưởng rằng bạn đang cân nhắc về việc thay đổi công việc này. Thay vì tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của công việc cũ, hãy nghĩ tới tương lai và những gì bạn hy vọng đạt được ở vị trí công việc tiếp theo.

Câu trả lời ví dụ:

“Công ty cũ cho tôi nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thị trường E-commerce, tuy vậy, việc không có nhiều cơ hội thăng tiến khiến cho tôi khó xác định được mục tiêu phấn đấu trong các năm tới. Hơn thế nữa, công ty chưa tạo nhiều điều kiện đi công tác để cho các chuyên viên trẻ tuổi như tôi được học hỏi thêm từ các đồng nghiệp nước ngoài”.

Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?


Người phỏng vấn thường hỏi những câu hỏi này để đảm bảo rằng kỳ vọng lương của bạn phù hợp với số tiền họ sẵn sàng trả cho vị trí này. Đây cũng là cách để nhà tuyển dụng kiểm tra xem ứng viên có hiểu đúng về giá trị của bạn thân với kinh nghiệm sở hữu.

“Mức lương mong muốn của tôi là từ 15 triệu đến 20 triệu VND, đây là mức lương tôi cảm thấy phù hợp với một người có hơn 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghiên cứu thị trường như tôi.”

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn này, ứng viên có thể đưa ra một khoảng lương kèm chứ không cần đưa ra con số chính xác. Điều này cũng giúp người phỏng vấn biết rằng bạn có sự linh hoạt và dễ chọn bạn hơn. Tránh đưa những con số quá xa vời với thực tế.

Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?


Vấn đề của các thí sinh là chỉ tập trung nhiều đến phần làm sao để trả lời tốt nhất, nên dễ bị bất ngờ trước yêu cầu này nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu trước về công ty để có thể đưa ra các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng như: Quy trình làm việc thế nào, báo cáo công việc cho ai, môi trường và văn hóa làm việc như thế nào, công ty có vấn đề nào cần giải quyết, v.v.

Bạn không nên bỏ qua phần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng này. Nhiều công ty rất đánh giá cao những ứng viên có những câu hỏi hay và sâu sắc cho nhà tuyển dụng.

Chân dung một phụ nữ trẻ nghiêm túc đang ngồi trên bàn

Vì sao cần chuẩn bị trước cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn?


Với việc thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh, các nhà tuyển dụng càng lựa chọn các ứng viên kỹ càng hơn, việc chuẩn bị tốt cho phần phỏng vấn là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn tăng tỷ lệ đạt được công việc mong muốn. Cụ thể, việc chuẩn bị thật tốt cách trả lời các câu hỏi phỏng khi phỏng vấn sẽ có những lợi ích sau đây.

  • Phô diễn kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề trong công việc của bạn tốt nhất có thể
  • Chuẩn bị tốt giúp bạn vượt qua sự lo lắng, hồi hợp trong buổi phỏng vấn quan trọng
  • Thể hiện rằng bạn nghiêm túc với vị trí công việc và sẵn sàng bỏ ra nỗ lực cá nhân để đạt được thành công
  • Giúp bạn đặt những câu hỏi sâu sắc với nhà tuyển dụng và thu thập thêm thông tin về công ty và công việc

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn với các mẫu tốt nhất

Câu hỏi thường gặp

Có nên nói dối khi trả lời phỏng vấn?

Không nên. Nếu trúng tuyển và nhà tuyển dụng phát hiện bạn nói dối, bạn vẫn có thể bị sa thải và thậm chí là mang tiếng xấu.

Có nên sử dụng những câu trả lời giống nhau cho các câu hỏi phỏng vấn ở các công ty?

Tùy thuộc vào công ty mà bạn đang ứng tuyển. Một số câu hỏi thường gặp có thể sử dụng chung các câu hỏi mẫu mà bạn thuộc lòng. Tuy vậy, vẫn cần sự linh hoạt và sáng tạo khi cần thiết.

Nếu không biết câu trả lời cho một câu hỏi phỏng vấn thì sao?

Không sao nếu bạn không biết tất cả các câu trả lời. Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời. Tốt hơn là yêu cầu nhà tuyển dụng làm rõ hoặc giải thích lại để bạn có thêm thời gian đưa ra câu trả lời.

Tạo CV của bạn chỉ trong 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn

Mẫu thư tạo sẵn để tải xuống

Mẫu thư xin việc
Thiết kế thư xin việc
Mẫu thư xin việc dành cho sinh viên - đại học
Mẫu bìa thư đính hôn