Thư giới thiệu cho ứng viên đang xin việc: Cách viết và ví dụ cụ thể

Ngày nay, nhu cầu tìm việc làm là rất lớn, dù là các sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế đại học hay những người đã đi làm nhiều năm. Phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ muốn các ứng viên phải chuẩn bị một bức thư giới thiệu đi kèm với thư xin việc hoặc thư động lực thực tập trong hồ sơ xin việc.

Tạo CV của bạn trong vài 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn
Mục lục
Mục lục

Tạo CV của bạn trong vài 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn

Tuy vậy, để chuẩn bị một lá thư giới thiệu hay, chuyên nghiệp và hấp dẫn với nhà tuyển dụng là không hề dễ dàng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về:

  • Cách viết thư giới thiệu
  • Ví dụ về mẫu thư giới thiệu đúng chuẩn
  • Những gì bạn nên làm khi viết thư giới thiện để tăng khả năng nhận được vị trí công việc mong muốn của bản thân.

Nắm bắt ý chính:

  1. Thư giới thiệu là giấy tờ bổ sung mà ứng viên có thể xin từ cấp trên ở vị trí công việc trước đó hoặc người hoặc bất kỳ người mentor uy tín nào đã giúp đỡ bạn thành công trước đây.
  2. Thư giới thiệu ấn tượng có thể giúp nâng cao lòng tin của nhà tuyển dụng đối với ứng viên đó trong quá trình xem xét để chọn ra người trúng tuyển công việc.
  3. Thư giới thiệu phải trung thực và phản ánh đúng về ứng viên đó.
💡 Bổ sung hồ sơ xin việc của bạn với CV hoàn hảo để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng với các mẫu CV tạo sẵn của chúng tôi!

Người phụ nữ châu Á vui vẻ ngồi trong quán cà phê ngoài trời làm việc trên máy tính xách tay từ xa, mặc áo sơ mi sọc xanh có cây xanh trên nền

Thư giới thiệu là gì?


Thư giới thiệu, hay Letter of Recommendation bằng tiếng Anh, là một tài liệu của ứng viên mà có thể được yêu cầu cung cấp khi nộp đơn xin việc, thực tập, nhận học hoặc cơ hội tình nguyện. Đó là một lá thư mà người khác viết cho nhà tuyển dụng để giải thích lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Để viết được một bức thư giới thiệu, các ứng viên thường nhờ một người nào đó có chức vụ quan trọng trong trường học, cơ quan cũ để viết thư giới thiệu cho mình.

Lá thư giới thiệu là một công cụ hữu ích khi xin việc vì giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn chân thật về kỹ năng, đạo đức làm việc và tính cách của ứng viên từ một người chứng thực đáng tin cậy, làm tăng độ tin cậy của ứng viên.

Một lá thư được viết chỉn chu sẽ làm nổi bật những thành tựu và điểm mạnh cụ thể, bổ sung cho sơ yếu lý lịch và thư xin việc với một góc nhìn cá nhân. Sự chứng thực từ người khác này giúp ứng viên nổi bật trong thị trường việc làm cạnh tranh, cung cấp những thông tin mà chỉ riêng bằng cấp và kinh nghiệm có thể chưa thể hiện rõ.

Mẫu thư giới thiệu giúp gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng khi đi xin việc


Từ: Nguyễn Văn Nam
SĐT: 0987553321
Địa chỉ Email: namnv1212@gmail.com
Ngày: 30 Tháng 6 năm 2024

Tới: Lê Huỳnh Hảo - Quản lý tuyển dụng Tổng Công Ty Điện Tử NineCent

Kính gửi Ông Lê Huỳnh Hảo,

Tôi viết thư này để nhiệt tình giới thiệu Trần Minh Sơn cho vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu tại công ty NineCent.

Tôi là Nguyễn Văn Nam, quản lý phòng kế hoạch phát triển số tại LakeEnd Unlimited. Tôi có 15 năm kinh nghiệm làm chuyên gia thống kê và phân tích nhu cầu khách hàng. Mặc dù tôi đã có thời gian làm việc với nhiều người khác nhau nhưng Trần Minh Sơn là một trong những thành viên nổi bật trong công việc.

Trong thời gian làm việc cùng nhau, Sơn đã thể hiện những kỹ năng đặc biệt trong các ứng dụng kỹ thuật như ArcGIS, mã hóa R, Python và nhiều công cụ tóm tắt dữ liệu. Tôi rất ấn tượng với kỹ năng phân tích và đưa ra quyết định của Sơn, và điều này khiến cho anh ấy làm việc hiệu quả hơn rất nhiều đồng nghiệp trong phòng.

Sơn cũng là một nhân viên có khả năng thích ứng rất tốt. Lần đầu tiên tôi biết đến khả năng thích ứng của Sơn là vào năm ngoái, khi chúng tôi có một khách hàng cần làm sạch file PowerBI để phân tích dữ liệu cho doanh nghiệp của họ. Lúc đó Sơn có rất ít kiến ​​thức về PowerBI nhưng anh đã nỗ lực học cách dọn dẹp dữ liệu đúng cách thông qua các hàm. Trong vòng một tuần, dữ liệu của khách hàng đã được làm sạch theo cấu trúc hợp lý và dễ dàng được dùng để đưa ra phân tích. Sơn thậm chí còn xử lý việc trực quan hóa dữ liệu một cách thành thạo và khách hàng thực sự hài lòng với kết quả đạt được.

Sơn không những chỉ gây ấn tượng cho tôi qua kỹ năng làm việc mà còn về khả năng quản lý thời gian. Anh ấy luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn nhưng vẫn luôn tham gia đầy đủ các hoạt động từ thiện hay các giải thể thao của công ty chúng tôi.

Tôi tin rằng Sơn sẽ rất phù hợp với vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu tại công ty NineCent. Với những khả năng và kinh nghiệm vốn có, Sơn sẽ nhanh chóng thích ứng với môi trường của NineCent và đóng góp vào sự phát triển của công ty nhanh nhất có thể.

Vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ email hoặc SĐT đã cung cấp nếu Quý Công ty cần thêm thông tin. Cảm ơn đã dành thời gian đọc lá thư này mong rằng Quý Công ty sẽ cân nhắc Trần Minh Sơn cho vị trí công việc.

Trân Trọng.

Nguyễn Văn Nam.
Quản lý phòng kế hoạch phát triển số
LakeEnd Unlimited


Cách viết thư giới thiệu cơ bản để bạn tham khảo


Nếu bạn đang trong tình huống đi ứng tuyển mà công ty yêu cầu thư giới thiệu, bạn nên thực hiện một số bước để đảm bảo rằng bạn chuẩn bị được bức thư hiệu quả nhất có thể. Việc giúp đỡ ai đó viết thư giới thiệu cho bộ hồ sơ xin việc có thể giúp gây dựng mối quan hệ và sẽ dễ dàng nhờ sự trợ giúp lẫn nhau trong tương lai. Bởi vậy, dù bạn là người đi nhờ viết thư xin việc hay bạn đi viết thư xin việc cho người khác, bạn cũng nên nên nắm cách viết thư giới thiệu một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ sử dụng.

Người phụ nữ hipster xinh đẹp đang sử dụng máy tính xách tay tại quán cà phê

Bố cục cần có của một thư xin việc

Một bức thứ xin việc dù ngắn hay dài cũng cần có đầy đủ những thôi tin về người viết, về ứng viên, đặc biệt là những khả năng & kinh nghiệm mà thí sinh đang sở hữu. Những thông tin này cần được viết theo bố cục hợp lý để các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin thí sinh. Bố cục cần có của một thư xin việc sẽ như sau:

  • Thông tin liên lạc, địa chỉ của cả người gửi và người nhận
  • Mở đầu với phần giới thiệu, lời chào ngắn gọn
  • Miêu tả về điểm mạnh, kỹ năng của ứng viên, hoặc thông tin học vấn của sinh viên
  • Chia sẻ một câu chuyện của ứng viên
  • Kết luận một cách ngắn gọn
  • Chữ ký của người giới thiệu

Thông tin liên lạc

Giống như mỗi lá thư thông thường, một mẫu thư giới thiệu khi đi ứng tuyển công việc cần có đầy đủ thông tin liên lạc của người gửi cũng như người nhận. Ở đây, người gửi là người viết thư giới thiệu, cần có đầy đủ các thông tin như họ tên, số điện thoại hoặc email liên hệ, chức danh, địa chỉ công tác, v.v. Người nhận ở đây là các nhà tuyển dụng của công ty. Hãy ghi chính xác thông tin liên hệ người nhận, điều này thể hiện phép lịch sự. Trong trường hợp bạn không biết chính xác tên nhà tuyển dụng, tùy vào việc có liên hệ được với người đó hay không mà bạn có thể viết tên của công ty.

Mở đầu với phần giới thiệu, lời chào ngắn gọn

Ở phần nội dung này, người làm thư xin việc sẽ giới thiệu ngắn gọn về bản thân, chức vụ, chuyên môn của mình. Sau đó, hãy nêu rõ mối quan hệ giữa người làm thư giới thiệu và ứng viên, ví dụ như hai người có mối quan hệ như thế nào, ấn tượng về người bạn đang viết thư cho, đã quen biết nhau bao lâu, v.v.

Phần này tương đôi quan trọng để nhà tuyển dụng có thể hiểu về người viết thư. Việc này rất quan trọng, vì nếu người viết thư không có đủ chuyên môn, khả năng thì bức thư giới thiệu sẽ không có mấy giá trị.

Miêu tả về điểm mạnh, kỹ năng của ứng viên

Trong phần nội dung tiếp theo này của mẫu thư giới thiệu, hãy nêu bật những điểm mạnh của ứng viên và những khía cạnh tích cực trong mối quan hệ của bạn với họ. Liên hệ phẩm chất và tài năng của họ với vị trí họ đang tìm kiếm sẽ là cách tốt nhất để gây ấn tượng mạnh mẽ lên nhà tuyển dụng.

Người viết cần miêu tả rõ những kỹ năng và phẩm chất của ứng viên. Sử dụng những tính từ liên quan trực tiếp tới vị trí công việc, và có thể liệt kê những kỹ năng hay các phần mềm mà ứng viên có thể sử dụng.

Chia sẻ, sử dụng một câu chuyện của ứng viên

Trong phần nội dung tiếp này của mẫu thư giới thiệu, hãy đưa ra một ví dụ, hay một câu chuyện ngắn về thời điểm ứng viên thể hiện một trong những điểm mạnh của họ. Chọn hai hoặc ba điểm mạnh của họ để giúp kể câu chuyện.

Điều này cho phép người nhận đơn đăng ký hiểu cách áp dụng các kỹ năng của ứng viên trong các tình huống thực tế, và các bài học, kinh nghiệm mà ứng viên tích lũy được qua tình huống thực tế đó. Nó cũng có thể giúp họ nắm bắt tốt hơn cách cá nhân sẽ thực hiện vai trò vị trí công việc, hoặc khi gặp phải một vấn đề cần giải quyết ở công ty họ.

Kết luận một cách ngắn gọn

Sau khi hoàn thành nội dung thư xin việc, hãy viết một phần kết thúc ngắn gọn, xúc tích. Hãy tóm tắt các lý do của bạn để giải thích tại sao các nhà tuyển dụng nên tin ứng viên sẽ rất phù hợp cho vị trí này. Tiếp đó, hãy viết một câu cảm ơn chân thành và cho người nhận biết rằng họ có thể liên hệ trực tiếp bất cứ lúc nào nếu có các thắc mắc trong quá trình tuyển dụng.

Đây là phần cần thiết để nhà tuyển dụng biết rằng họ có thể liên hệ với người viết nhằm xác minh thêm các thông tin về ứng viên. Hãy kiểm tra thật kỹ xem thông tin liên lạc của người viết như email, số điện thoại đã chính xác hay chưa.

Chữ ký của người giới thiệu

Ở cuối thư, hãy lịch sự ký tên và chức danh của người soạn thư hoặc của bạn. Lưu ý rằng hãy viết thư giới thiệu làm sao để phần nội dung và phần chữ ký cùng nằm trong một tờ A4 để đảm bảo thẩm mỹ của bức thư.

Dù là thư viết tay hay đánh máy, tốt nhất vẫn nên có chữ ký tay của người giới thiệu. Ví dụ nếu thư được chuẩn bị bằng máy tính, bạn có thể in ra, ký tay và scan lại thành bản mềm nếu được yêu cầu nộp thư trực tuyến trong quá trình tuyển dụng.

doanh nhân và nữ doanh nhân làm việc cùng nhau trong văn phòng bằng máy tính xách tay

Tầm quan trọng của thư giới thiệu khi đi xin việc


Nếu bạn đang là sinh viên tìm kiếm cơ hội thực tập đầu tiên cho mình, hay thậm chí là một người đã đi làm một thời gian và đang tìm kiếm một vị trí mới, thì việc có một lá thư giới thiệu là vô cùng hữu ích trong quá trình tuyển dụng.

Lá thư này rất quan trọng vì nó giúp người quản lý tuyển dụng hiểu thêm nhiều thông tin về bạn. Bức thư nên bao gồm kinh nghiệm của người viết khi làm việc với bạn. Thư giới tiệu có thể nêu bật mọi thứ bạn đã hoàn thành thành công và giải thích lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí mới này.

Thư giới thiệu có thể chứng tỏ khả năng của bạn trong việc hình thành các mối quan hệ tuyệt vời giữa các cá nhân. Nếu ai đó sẵn sàng viết thư giới thiệu cho bạn, rất có thể bạn đã tạo được ảnh hưởng tích cực đến họ. Nhiều người yêu cầu các nhà tuyển dụng cũ, giáo sư hoặc người cố vấn cung cấp thư giới thiệu.

Trong một vài trường hợp, người giới thiệu cũng có thể là một thành viên trong cộng đồng của bạn được mọi người đánh giá cao. Sau khi đã nắm về tầm quan trọng của thư giới thiệu, hãy cùng bỏ túi ngay công thức viết mẫu thư giới thiệu sau đây.

💡 Viết CV xin việc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy để trình tạo CV trực tuyến của chúng tôi giúp đỡ!

Nơi làm việc. Người phụ nữ trẻ châu Á dễ thương đeo kính đang ngồi uống cà phê trên máy tính xách tay

Hãy chuẩn bị thật tốt cho thư giới thiệu của bạn


Vừa rồi là các bước hướng dẫn viết một lá thư giới thiệu ứng tuyển công việc cơ bản cho bạn tham khảo. Chúng tôi mong rằng với các thông tin và mẫu thư giới thiệu được cung cấp trên, cùng với một số tips viết thư giới thiệu hay, bạn có thể chuẩn bị được bức thư giới thiệu cho người khác hoặc về bản thân ấn tượng nhất trong thời gian tham gia tuyển dụng.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn với các mẫu tốt nhất

Tạo CV của bạn chỉ trong 15 phút

Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.

Tạo sơ yếu lý lịch của bạn

Mẫu thư tạo sẵn để tải xuống

Mẫu thư xin việc
Thiết kế thư xin việc
Mẫu thư xin việc dành cho sinh viên - đại học
Mẫu bìa thư đính hôn