Tạo CV của bạn trong vài 15 phút
Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.
Do đó, nếu có trình độ ngoại ngữ cao đi kèm với kinh nghiệm làm việc dày dặn, chắc chắn bạn có thể chinh phục nhà tuyển dụng ở bất kỳ nơi đâu.
Đặc biệt, trong quá trình nộp đơn xin việc, viết trình độ ngoại ngữ ở trong CV xin việc sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Mẫu CV sẽ giúp bạn thành thạo trong làm thế nào để đưa trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch của bản thân.
Bước 1: Xác định trình độ ngoại ngữ của bản thân
Nếu bạn đã có chứng chỉ ngoại ngữ, ví dụ như IELTS, HSK hay Topik…, việc xác định khả năng ngoại ngữ sử dụng được không hề khó khăn do các chứng chỉ trên đã có sẵn những thang đo chuẩn mực để đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn. Điều bạn cần làm chỉ là liệt kê tên chứng chỉ đi kèm kết quả thi bạn nhận được ở thời điểm gần nhất mà thôi. Điều này cũng giúp bạn thể hiện trình độ học vấn và giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, với những ai chưa thi chứng chỉ tiếng anh hay các ngoại ngữ khác, bạn có thể xác định mức độ thành thạo ngoại ngữ bằng cách làm các bài kiểm tra đánh giá năng lực miễn phí trên google để biết được mình có thể sử dụng tương đương cấp bậc nào của các thang đo quốc tế. Nhờ đó, bạn có thể so sánh trình độ ngoại ngữ với những thông tin ứng tuyển nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ở ứng viên. Việc này cũng dễ dàng hơn cho nhà tuyển dụng trong việc đánh giá về trình độ ngoại ngữ của ứng viên cũng như kinh nghiệm thực tế trong bản sơ yếu lý lịch của họ.
Bước 2: Xác định đầu mục để ghi trình độ ngoại ngữ của mình vào hồ sơ ứng tuyển
Có 3 cách giúp bạn đưa trình độ sử dụng ngoại ngữ vào CV của mình để tể hiện một phần mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển:
Cách 1
Đưa trình độ ngoại ngữ vào phần GIÁO DỤC (Nếu bạn học chuyên ngành liên quan tới ngôn ngữ). Đây là cách khá thuận tiện và cũng chứng minh kinh nghiệm thực tế của bạn bởi sự tiếp xúc trong quá trình học tập và trau dồi tại trường đại học
Ví dụ:
GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
(8/2018 - 8/2022)
Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
GPA: 3.5/4.0
Trình độ: Trung cấp (Intermediate)
Cách 2
Đưa trình độ ngoại ngữ vào phần KỸ NĂNG. Cách này được các ứng viên sử dụng khá phổ biến. Các nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận ứng viên ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có trình độ ngoại ngữ của bạn. Ngoài ra, điều này giúp tiết kiệm diện tích khi trình bày thông tin trong sơ yếu lý lịch.
Ví dụ:
KỸ NĂNG
Tin học (IT): Microsoft Office (Word, Excel, Powerpoint); Photoshop; Python
Ngôn ngữ: Tiếng Anh (Trung cấp); N3 Tiếng Nhật
Khác: Quay phim; Chụp ảnh
Cách 3
Đưa trình độ ngoại ngữ vào phần NGOẠI NGỮ (Nếu bạn có thể sử dụng từ 2 ngoại ngữ trở lên). Đây sẽ là một điểm cộng lớn trong quá trình chinh phục nhà tuyển dụng. Năng lực thành thạo nhiều ngoại ngữ một cách đồng thời không phải ứng viên nào cũng có được. Do đó, bạn hãy làm theo cách này để để hiện trình độ ngoại ngữ với khả năng sử dụng thành thạo.
Ví dụ:
NGOẠI NGỮ
Tiếng Anh: Trung cấp (Intermediate)
Tiếng Nhật: N3
Tiếng Trung: HKS 4
Khung phân loại khả năng của trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Khung phân loại sẽ giúp bạn xác định tốt hơn việc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ đến cấp bậc nào, đồng thời cho biết mức độ tương thích giữa khả năng của bạn với yêu cầutrong vị trí tuyển dụng của nhà tuyển dụng. Giả sử họ muốn tuyển những ứng viên có trình độ trên Trung Cấp và bạn đang ở mức Cao cấp, có thể đưa ra kết luận về việc thích hợp. Từ đó, bạn có thể đối chiếu và nhìn nhận về khả năng được tuyển dụng của bản thân, cũng như trình độ hiện tại so với yêu cầu mặt bằng chung tại thị trường lao động.
Trên thế giới, có rất nhiều khung ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu khung phổ biến nhất là Tiêu chuẩn trình độ thông thạo ngôn ngữ CEFR (Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu). Nó mô tả trình độ ngoại ngữ trên thang điểm sáu, từ A1 là trình độ cơ bản cho đến C2 là trình độ cao nhất, cụ thể với các bậc như sau:
- Mới bắt đầu (A1) : hiểu và có thể sử dụng các mẫu câu cơ bản. Đáp ứng được tương tác đơn giản miễn là người đối diện nói chậm và rõ ràng.
- Cơ bản (A2): Hiểu các kiến thức thường dùng trong hầu hết các lĩnh vực như mua sắm, gia đình, việc làm,... Hoàn thành các nhiệm vụ mang tính thường xuyên và liên quan đến việc trao đổi thông tin trực tiếp.
- Trung cấp (B1) : Hiểu các kiến thức liên quan đến gia đình, công việc, trường học hoặc các chủ đề giải trí. Có khả năng giao tiếp trong hầu hết các tình huống khi du lịch đến vùng sử dụng ngoại ngữ. Tạo văn bản đơn giản về các chủ đề mình quan tâm.
- Trung cấp trên (B2) : Hiểu các ý chính của một văn bản phức tạp. Tương tác một cách tự nhiên mà không gây quá nhiều căng thẳng cho người học hoặc người bản ngữ.
- Cao cấp (C1) : Hiểu nhiều loại văn bản hoặc cuộc hội thoại dài và đòi hỏi cao. Sử dụng hiệu quả trong các tình huống xã hội, học thuật hoặc nghề nghiệp. Tạo các văn bản có cấu trúc tốt và chi tiết về các chủ đề phức tạp.
- Thành thạo (C2) : Hiểu hầu hết mọi chủ đề và nghe một cách dễ dàng. Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thành một bài trình bày mạch lạc. Thể hiện bản thân bằng cách sử dụng từ chính xác trong các tình huống phức tạp.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể tự tin đưa trình độ ngoại ngữ Ngoại ngữ trong CV của mình như bạn mong muốn. Cách viết trình độ không hề khó đúng không nào? Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các mẫu CV thiết kế sẵn và chỉ cần điền những thông tin quan trọng tại đây . Các mẫu này cũng có những đầu mục giúp đánh dấu bạn có khả năng ngoại ngữ là gì, và ở mức độ nào. Chúc các bạn thành công!