Tạo CV của bạn trong vài 15 phút
Bộ sưu tập mẫu CV miễn phí được thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông và tiến một bước gần hơn đến việc làm bạn hằng mong ước.
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu mọi điều bạn cần biết về phương pháp thu này, cũng như cách để buổi phỏng vấn sâu diễn ra một cách hiệu quả.
Nắm bắt ý chính:
- Phỏng vấn sâu là một hình thức phỏng vấn kỹ lưỡng và chuyên sâu hơn so với buổi phỏng vấn thông thường, với mục đích gặt hái những thông tin quan trọng.
- Phỏng vấn sâu không đơn thuần là hỏi han những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, mà qua đó, ứng viên cũng có thể bị đánh giá cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể.
- Tuy hiếm gặp, phỏng vấn sâu không hề quá khó khăn nếu ứng viên có sự chuẩn bị trước.
Phỏng vấn sâu là gì?
Phỏng vấn chuyên sâu (in-depth interview) là một phương pháp phỏng vấn không quá hiếm gặp, do các nhà tuyển dụng tiến hành để hiểu sâu hơn về trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân của ứng viên. Không giống như một cuộc phỏng vấn tiêu chuẩn, cách tiếp cận này cho phép các nhà tuyển dụng khám phá sâu hơn những thông tin ngoài hồ sơ xin việc của ứng viên. Ví dụ như cách các ứng viên đã vượt qua những thách thức trong quá khứ, áp dụng các kỹ năng của họ trong các tình huống cụ thể và phù hợp với các giá trị của tổ chức.
Ứng viên có thể được hưởng lợi rất nhiều khi tham gia phỏng vấn chuyên sâu vì có cơ hội thể hiện những thành tích nổi bật trong CV của mình một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, phỏng vấn chuyên sâu giúp ứng viên xây dựng mối quan hệ với nhà tuyển dụng, tìm hiểu rõ hơn về văn hóa công ty và liệu văn hóa đó có phù hợp với các giá trị và mục tiêu nghề nghiệp của họ hay không.
Mục đích của các buổi phỏng vấn sâu
Phỏng vấn chuyên sâu giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên ngoài những gì bản CV xin việc. Mục đích chính là để khám phá kỹ lưỡng kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng và tính cách của ứng viên nhằm đánh giá mức độ phù hợp của họ với vị trí công việc đang ứng tuyển.
Các cuộc phỏng vấn này cho phép nhà tuyển dụng xem xét khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của ứng viên thông qua các tình huống chi tiết, kiểm tra khả năng áp dụng các kỹ năng của họ trong nhiều tình huống khác nhau. Phỏng vấn chuyên sâu cũng đánh giá xem ứng viên có phù hợp văn hóa công ty hay không bằng cách hiểu về tư duy cá nhân và phong cách giao tiếp của ứng viên.
Hơn nữa, các cuộc phỏng vấn này còn là cơ hội để ứng viên có thêm thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển, thể hiện sự quan tâm sâu sắc và cũng có thể khiến họ khẳng định lại mục tiêu nghề nghiệp.
Đặc điểm cấu trúc của phỏng vấn sâu
Mỗi hình thức phỏng vấn đều có những đặc thù riêng. Dưới đây là một số điểm nổi bật của phương pháp phỏng vấn sâu:
- Linh hoạt nhưng mang tính trọng điểm: Điều này cho phép nhà tuyển dụng đi sâu vào các vấn đề mà ứng viên quan tâm, ví dụ điều chỉnh những câu hỏi phỏng vấn việc làm chuyên sâu để hỏi họ
- Tính tương tác: Nhà tuyển dụng có những phương pháp khuyến khích và thúc đẩy người được phỏng vấn trả lời các câu hỏi. Điều này làm cho quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và thuận tiện hơn, thay vì cảm thấy bị ép buộc hoặc bị thôi thúc phải trả lời
- Khai thác thông tin chuyên sâu: Nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi cụ thể để hiểu rõ hơn và nắm bắt rõ hơn quan điểm của người được phỏng vấn
- Khám phá thông tin hữu ích: Việc đặt các câu hỏi phỏng vấn sâu chuyên môn và liên tục tương tác thường xuyên với ứng viên có thể mang lại những hiểu biết sâu sắc có giá trị
Phỏng vấn sâu sẽ được nhà tuyển dụng thực hiện như thế nào?
Trong buổi phỏng vấn sâu, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều có những nhiệm vụ khác nhau. Đối với nhà tuyển dụng, sẽ có cơ hội xây dựng mối quan hệ thuận lợi với ứng viên và tạo ra một môi trường phỏng vấn thân thiện, giúp hai bên đều cảm thấy thoải mái. Sau đây là những gì nhà tuyển dụng sẽ thực hiện trong buổi phỏng vấn sâu:
- Thu thập tất cả thông tin liên quan về người được phỏng vấn cũng như bối cảnh họ làm việc
- Tạo một kịch bản hoặc danh sách các chủ đề muốn tìm hiểu. Điều này cho phép họ đặt các câu hỏi trọng điểm và các câu hỏi phụ dễ dàng hơn
- Lên kế hoạch thời gian và địa điểm phỏng vấn phù hợp
- Tạo môi trường phỏng vấn thoải mái
- Đặt thời lượng phỏng vấn tối đa để tránh đem lại sự mệt mỏi và choáng ngợp
- Theo dõi và ghi lại phản ứng của ứng viên (cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể)
- Duy trì đạo đức và lịch sự trong suốt quá trình phỏng vấn
- Xác minh thông tin thu thập được từ những người được phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn sâu, ứng viên cần làm gì?
Đối với ứng viên được phỏng vấn, họ cần thực hiện những việc như sau:
- Nghiên cứu về công ty, văn hóa và vị trí cụ thể để đưa ra những câu trả lời hợp lý
- Chuẩn bị để trình bày các thành tựu đáng kể và tư duy cá nhân trong các vai trò trước đây.
- Có thể sử dụng phương pháp STAR (Tình huống, Nhiệm vụ, Hành động, Kết quả) để cấu trúc câu trả lời một cách rõ ràng và hiệu quả.
- Thảo luận trung thực về những thách thức trước đây và cách xử lý, thể hiện khả năng hóa giải các tình huống phức tạp.
- Sẵn sàng đối phó với các tình huống giả định để thể hiện kỹ năng tư duy phản biện và phân tích
- Luyện tập giao tiếp rõ ràng và ngắn gọn, tập trung vào các chi tiết liên quan.
- Chuẩn bị các câu hỏi chu đáo về công ty và vị trí công việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng
- Gửi lời cảm ơn sau phỏng vấn, nhắc lại sự quan tâm của đối với vị trí và cảm ơn về cơ hội phỏng vấn.
Các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu khác với buổi phỏng vấn thông thường và mang tính chất chuyên sâu hơn. Do vậy, các câu hỏi trong buổi phỏng vấn sâu cũng rất rộng và đa dạng hơn nhiều. Sau đây là một số câu hỏi có thể được nhà tuyển dụng sử dụng để hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn sâu:
- Bạn có thể kể về một dự án khó khăn mà bạn đã từng thực hiện và cách bạn đã vượt qua không?
Câu hỏi này giúp đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên, khả năng vượt qua trở ngại và cách họ áp dụng chuyên môn trong công việc.
- Bạn sắp xếp nhiều công việc được giao trong thời gian ngắn như thế nào?
Câu hỏi này nhằm hiểu cách ứng viên quản lý thời gian và khả năng làm việc dưới áp lực trong khi vẫn duy trì năng suất làm việc.
- Bạn có thể kể về một thời điểm bạn nhận được phản hồi tiêu cực và cách bạn xử lý vấn đề đó không?
Câu hỏi này đánh giá cách ứng viên phản hồi lại các góp ý, sự sẵn sàng học hỏi và cải thiện, cũng như mức độ tự nhận thức của họ.
- Bạn xử lý các tình huống bất đồng với quyết định của người quản lý hoặc trưởng nhóm như thế nào?
Câu hỏi này tìm hiểu kỹ năng giải quyết xung đột của ứng viên và khả năng giải quyết bất đồng trong môi trường chuyên nghiệp.
- Bạn sử dụng những chiến lược nào để cập nhật các xu hướng và sự phát triển của ngành?
Câu hỏi này được thiết kế để hiểu được sự ham học hỏi của ứng viên và kiến thức của họ để luôn cập nhật thông tin về lĩnh vực của mình.
Ưu và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Phỏng vấn chuyên sâu lại là cách thức để các doanh nghiệp khai thác các chi tiết cụ thể của các đối tượng người tham gia phỏng vấn. Vậy những ưu điểm giúp phỏng vấn sâu tốt hơn so với các buổi phỏng vấn thông thường, và những nhược điểm của việc sử dụng phương pháp này là gì.
Chuẩn bị tốt nhất cho một buổi phỏng vấn sâu
Qua bài viết vừa rồi, bạn đã biết được phỏng vấn sâu là gì, các đặc điểm của phỏng vấn sâu, những lưu ý cho phương pháp phỏng vấn sâu để thực hiện hiệu quả nhất. Hãy dành thật nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị sẵn những câu hỏi phỏng vấn sâu, các câu hỏi phụ, và các tình huống có thể diễn ra của người được hỏi. Chỉ có chuẩn bị thật tốt thì bạn mới dễ dàng đạt hiệu quả cao khi tiến hành phỏng vấn chuyên sâu.